CẨM NANG: BÍ QUYẾT NUÔI CON BẰNG SỮA MẸ
GIÁ TRỊ DINH DƯỠNG TUYẾT VỜI CỦA SỮA MẸ
Nhờ sự kiên trì và trách nhiệm của các khoa học dinh dưỡng qua nhiều thập kỷ, sữa mẹ ngày càng được khám phá thêm những tính chất tuyệt vời cũng như những lợi ích và tác động tích cực đến sức khỏe suốt đời của trẻ.
Sữa mẹ là một nguồn dưỡng chất không thể sản xuất, tái tạo hay sao chép được ở ngoài cơ thể một người mẹ nuôi con bú.
1. Thành phần dinh dưỡng trong sữa mẹ
Sữa mẹ được phát hiện có tới 200 thành phần dưỡng chất khác nhau. Nhiều thành phần khá quen thuộc như nước, đạm, chất béo, đường…nhưng vai trò trong sữa mẹ và với trẻ sơ sinh, trẻ nhỏ lại cực kỳ quan trọng. Bên cạnh đó là những thành phần đặc biệt giúp trẻ xây dựng hệ miễn dịch, phòng ngừa bệnh tật sơ sinh và cả ở tuổi trưởng thành.
Nước: Nước trong sữa mẹ chiếm khoảng 90% giúp bổ sung cho cơ thể trẻ loại nước “siêu tinh khiết” để điều chỉnh nhiệt độ cơ thể, bôi trơn các khớp và bảo vệ các cơ quan.
Carbohydrate: Các carbohydrate chính trong sữa mẹ là đường sữa
được gọi là lactose - cung cấp năng lượng cho trẻ. Lactose đã được chfíng minh là cải thiện khả năng hấp thụ các khoáng chất thiết yếu của trẻ như canxi, giúp phát triển trí não lớn hơn. Sữa mẹ cũng chfía một loại carbohydrate là oligosaccharide (hơn 130 loại oligosaccharide) giúp tạo ra vi khuẩn lành mạnh (Probiotic) là chủng Lactobacillus bifidus giúp ngăn ngừa nhiễm trùng phát triển trong đường tiêu hóa, phòng bệnh tiêu chảy cho trẻ; giúp chống lại virus, vi khuẩn phát triển và gây bệnh cho trẻ.
Lipid: Lipid (chất béo) chiếm 3-5% thành phần sữa mẹ, cung cấp khoảng 50% calo và năng lượng cho trẻ khi trẻ bú mẹ. Chất béo trong sữa mẹ cung cấp các acid béo thiết yếu và cholesterol để trẻ tăng trưởng tốt, đồng thời phát triển của não và thị lực của trẻ. Các bà mẹ có thể quen thuộc nhất với loại chất béo có tên viết tắt là DHA (Acid docosahexaenoic). Đây là một acid béo thiết yếu góp phần vào sự phát triển của hệ thần kinh trung ương và não và sự phát triển của mắt, thị lực, đặc biệt đối với trẻ sinh non.
Một số Lipid phfíc hợp cũng quan trọng đối với não, dạ dày, ruột và da giúp chống lại nhiễm trùng, giúp giảm viêm và bảo vệ bé chống lại tình trạng ruột kết (viêm ruột hoại tử - NEC).
Protein: Protein trong sữa mẹ giúp trẻ tăng trưởng và phòng bệnh. Protein trong sữa mẹ bao gồm: là casein (sữa đông) và whey. Trong đó, protein whey (hay còn gọi là đạm whey, đạm sữa) là chất lỏng hòa tan và rất dễ tiêu hóa. Whey cũng chất kháng thể, lactoferrin, và lysozyme giúp bé chống lại nhiễm trùng và vi khuẩn gây bệnh.
Protein trong sữa mẹ khi được tiêu hóa trong dạ dày trẻ, nó sẽ phân hủy thành các acid amin (có hơn 20 acid amin trong sữa mẹ): Taurine với nhiều chfíc năng, bao gồm kết hợp với acid mật và đóng một vai trò quan trọng trong sự phát triển của não và mắt. Lactoferrin là một protein gắn kết sắt, giúp bé hấp thụ sắt và chống nhiễm khuẩn.
Chất kháng thể (immunoglobulin): Immunoglobulin (quan trọng nhất là Secretary Immunoglobulin A (IgA)) là kháng thể chống lại các vi trùng gây bệnh và bệnh tật. Sữa mẹ cũng giống như vắc xin đầu tiên của trẻ. Nó chfía các kháng thể chống lại vi khuẩn, virus, nấm và ký sinh trùng. Các đặc tính miễn dịch được tìm thấy trong sữa mẹ cũng có thể giúp bảo vệ trẻ tránh khỏi cảm lạnh, nhiễm trùng tai, nôn ói, tiêu chảy và các nhiễm trùng nguy hiểm khác.
Hormone: Sữa mẹ chfía nhiều hormone quan trọng như: Prolactin là
hormone có trách nhiệm sản xuất sữa mẹ; Hormone tuyến giáp: TSH, T3 và T4 với chfíc năng quan trọng nhất là kiểm soát cơ thể, phá vỡ thực phẩm và biến nó thành năng lượng (quá trình trao đổi chất). Đồng thời, hormone tuyến giáp cũng điều chỉnh hít thở, nhịp tim, tiêu hóa, và nhiệt độ cơ thể.
Các hormone quan trọng khác như: yếu tố tăng trưởng thượng bì (EGF) kích thích sự phát triển của tế bào và sự phát triển của đường tiêu hoá (GI); Hormone endorphin là chất giảm đau tự nhiên của cơ thể; Relaxin là một hormone đóng một vai trò lớn trong sự sinh sản của phụ nữ giúp thư giãn hoặc nới lỏng cơ bắp, khớp và gân; Erythropoietin là một hormone được tạo ra bởi thận, kích thích tạo ra nhiều hồng cầu hơn ở trẻ; hormone Leptin trong sữa mẹ có thể giúp kiểm soát cân nặng của trẻ.
Enzyme: Các enzyme đóng một vai trò quan trọng trong sfíc khoẻ và sự
phát triển của trẻ sơ sinh. Sữa mẹ có trên 40 enzyme, trong đó quan trọng nhất bao gồm:
Amylase: là enzyme tiêu hóa chính polysaccharide - tiêu hóa tinh bột.
Lipase: enzyme giúp trẻ sơ sinh có thể tiêu hóa hoàn toàn và sử dụng chất béo trong sữa mẹ. Cơ chế của việc này là Lipase phá vỡ chất béo sữa và tách nó thành acid béo tự do và glycerol. Trẻ sơ sinh nhận được năng lượng từ acid béo tự do, và lipase làm cho các acif béo tự do có sẵn trước khi tiêu hóa xảy ra trong ruột.
Protease: enzyme tăng tốc sự phân hủy protein, rất quan trọng đối với tiêu hóa của trẻ đặc biệt là giai đoạn ngay sau khi sinh.
Lysozyme: bảo vệ trẻ nhỏ chống lại vi khuẩn như E. coli và Salmonella. Mfíc độ lysozyme trong sữa mẹ tăng đặc biệt vào khoảng thời gian trẻ bắt đầu ăn thực phẩm đặc. Sự gia tăng lysozyme giúp bảo vệ trẻ em khỏi vi trùng có thể gây ra bệnh tật và tiêu chảy.
Vitamin và Khoáng chất: Sữa mẹ có chfía đa dạng các vitamin cần
thiết cho sfíc khoẻ của bé như: vitamin A, D, E, K, C, B1, B2, B3, B5, B6, B12,… giúp xây dựng xương, đảm bảo cho mắt và da khỏe mạnh. Sữa mẹ cũng đặc biệt nhiều chất khoáng. Một số khoáng chất có trong sữa mẹ là sắt, kẽm, canxi, natri, clorua, magie, và selenium…rất cần thiết cho sự tăng trưởng và phát triển lành mạnh. Chúng giúp xây dựng xương, răng chắc khỏe, tạo ra các tế bào hồng cầu vận chuyển oxy qua cơ thể, giữ cho cơ và dây thần kinh hoạt động khỏe mạnh.
2. Các giai đoạn phát triển của sữa mẹ
Ở tuần đầu sau khi sinh, sữa mẹ liên tục biến đổi công thức để có thể đáp ứng được nhu cầu dinh dưỡng của bé trong giai đoạn tăng trưởng.
- Sữa non (colostrum hay first milk): Được hình thành từ tuần 16 - 20 của thai kỳ và được tiết ra trong 1 - 3 ngày đầu sau sinh. Loại sữa này có màu vàng nhạt hoặc trong, sánh đặc, giàu kháng thể. Đặc biệt, sữa non chfía nhiều tế bào bạch cầu, lượng vitamin A cao gấp 3 lần và beta-carotene cao gấp 10 lần sữa trưởng thành giúp chống nhiễm khuẩn cho trẻ. Sữa non còn chứa các yếu tố tăng trưởng biểu bì ruột của trẻ sơ sinh, giúp cho ruột trưởng thành, phòng chống dị ứng, không dung nạp thứ ăn khác. Sữa non sẽ dần ngừng tiết sau khi sinh khoảng 3 hay 4 ngày.
- Sữa chuyển tiếp (transitional milk - từ 5 đến 14 ngày sau khi sinh): Đây là sữa được tiết ra trong giai đoạn ngay sau khi sữa non hết và trước khi sữa trưởng thành bắt đầu được hình thành. Thành phần dinh dưỡng của sữa chuyển tiếp dần trở nên giống sữa trưởng thành và số lượng sữa mẹ cũng tăng lên.
- Sữa trưởng thành (khoảng hai tuần sau khi sinh): Sữa trưởng thành hay sữa già hay sữa thuần thục (mature milk) có chứa khoảng một nửa các protein có trong sữa non và chfía nhiều chất béo hơn sữa non.
Trong những tháng đầu đời tốc độ tăng trưởng của trẻ sẽ giảm dần vì vậy hàm lượng protein có trong sữa mẹ cũng sẽ giảm dần kể từ ngày đầu tiên tiết sữa đến suốt quá trình cho con bú để đáp fíng phù hợp với nhu cầu tăng trưởng của bé.
3. Sữa non - Nguồn dưỡng chất đặc biệt đầu đời cho trẻ
Nếu được cho bú đúng thời điểm, có thể nói sữa non chính là loại thfíc ăn đầu tiên mà bé tiếp xúc và được thụ hưởng sau khi chào đời. Sữa non chfía ít chất béo nhưng lại giàu protein để giúp bé phát triển một cách nhanh chóng.
Sữa non, nói một cách đơn giản là “ít nhưng cực chất” bởi ngoài các dưỡng chất quan trọng, sữa non đặc biệt chfía nhiều kháng thể và các yếu tố bảo vệ trẻ khỏi các bệnh tiêu chảy nhiễm trùng. Cũng bởi thế, sữa non còn được gọi là “Sữa miễn dịch”.
Tùy thuộc vào cơ địa mà cơ thể người mẹ có thể tiết ra sữa non có màu sắc khác nhau. Sữa non thông thường sẽ có màu trắng đục, có khi trong suốt, vàng hay vàng nhạt. Sữa non thường đặc và hơi dính.
3.1 Thành phần dinh dưỡng trong sữa non
Thành phần dinh dưỡng thiết yếu có trong sữa non gồm:
Chất đạm: Hàm lượng đạm trong sữa non cao gấp 5 lần sữa trưởng thành, trong đó chfía nhiều thành phần quan trọng như globulin có khả năng miễn dịch, lactoferrin, yếu tố tăng trưởng, đại thực bào, bạch cầu trung tính và tế bào lympho - có vai trò quan trọng trong việc giảm thiểu nguy cơ nhiễm trùng và tăng khả năng miễn dịch ở trẻ trong giai đoạn đầu đời.
Vitamin: Vitamin có trong sữa non thường là vitamin A, E, B2, B3, K…Sữa non ít calci, phospho, bảo vệ thận của trẻ sơ sinh. Lượng vitamin A trong sữa non gấp 10 lần sữa vĩnh viễn, giúp phát triển thị lực, giác mạc, đáy võng mạc của trẻ.
Lactose: Hàm lượng Lactose trong sữa non thấp giúp cho trẻ sơ sinh tăng cường khả năng tiêu hóa cũng như hấp thụ chất dinh dưỡng. Ngoài ra, trong sữa non có chfía Clo và Natri với hàm lượng cao. Các nguyên tố vi lượng như đồng, sắt, kẽm và một số khoáng chất khác có trong sữa non có hàm lượng trung bình nhiều hơn đáng kể so với sữa mẹ thông thường, cụ thể với nguyên tố sắt cao gấp 3-5 lần và đồng cao gấp 6 lần.
Thành phần miễn dịch: Mỗi tế bào trong sữa non có khả năng miễn dịch nhất định.Các kháng thể chính trong sữa mẹ là Secretary Immuno globulin A (IgA). Đây là kháng thể chính được tìm thấy trong sữa mẹ. IgA được coi là globulin miễn dịch quan trọng nhất trong sữa mẹ và nó cũng là một trong số đó được nói đến nhiều nhất
3.2 Tác dụng đặc biệt của sữa non
Sữa non - Kháng sinh tự nhiên và hoàn hảo dành cho trẻ
Sữa non có vai trò như thuốc kháng sinh đối với trẻ nhưng lại hoàn toàn không có tác dụng phụ. Đây là một loại vắc xin tự nhiên với độ an toàn tuyệt đối.
Có thể ví người mẹ như một nhà máy sản xuất kháng thể để cung cấp cho con khi đfía trẻ chưa thể tự sản xuất được kháng thể cho mình đặc biệt là các kháng thể IgA, đồng thời biết rõ nhu cầu miễn dịch của con cần được bảo vệ khỏi tác nhân nào.
Không những trong sữa mẹ có một nồng độ rất cao IgA, 10-100 lần nhiều hơn trong huyết tương, mà các kháng thể có trong sữa mẹ còn có một khả năng bảo vệ rất rộng, thể hiện đồng thời ký fíc miễn dịch của người mẹ. IgA rất quan trọng vì nó phủ và niêm phong đường hô hấp và đường ruột của bé để ngăn vi trùng xâm nhập vào cơ thể và mạch máu của bé.
IgA sẽ được vận chuyển xuyên tế bào để đưa vào lòng tuyến sữa. Tạo ra nguồn kháng thể quan trọng nhất, khoảng 80%, cho trẻ trong những tháng đầu đời.
Ngoài IgA, còn có 4 loại globulin miễn dịch khác là IgE, IgG, IgM và IgD giúp chống lại bệnh tật và nhiễm trùng đồng thời bảo vệ chống lại các dị ứng như dị ứng sữa, chàm bội và thở khò khè, đặc biệt đối với trẻ sơ sinh có tiền sử dị ứng.
Sữa non có chứa một thành phần ganglioside, là nhóm chất béo thiết yếu, đóng vai trò quan trọng trong việc phát triển trí não của trẻ. Tiêu biểu nhất là DHA (Acid docosahexaenoic) - một acid béo thiết yếu góp phần vào sự phát triển của hệ thần kinh trung ương và não của trẻ.
Sữa non giúp cải thiện hoạt động hệ thống tiêu hóa ở trẻ
Khi tiếp xúc với sữa non ngay lúc mới chào đời, do hàm lượng chất béo trong sữa non rất ít nên trẻ hấp thụ và tiêu hóa một cách thuận lợi. Lúc này, hệ thống phân giải thfíc ăn ở trẻ cũng vừa mới hình thành, vậy nên các chất chống oxy hóa và immunoglobulin trong sữa non ngoài việc giúp trẻ tránh được tình trạng xuất huyết mà còn giúp bảo vệ thành ruột yếu ớt của trẻ.
Ngoài ra, sữa non còn có tác dụng tuyệt vời nữa là giúp nhuận tràng, thúc đẩy cơ thể trẻ nhanh chóng bài tiết ra phân xu, đồng thời đào thải bilirubin dư thừa. Việc này có tác dụng ngăn ngừa bệnh vàng da, giảm thiểu nguy cơ mẫn cảm và dị ứng ở trẻ.