Chiến lược toàn cầu nuôi dưỡng trẻ sơ sinh và Tuần lễ nuôi con bằng sữa mẹ

Chiến lược toàn cầu nuôi dưỡng trẻ sơ sinh và Tuần lễ nuôi con bằng sữa mẹ

Theo Tổ chức Y tế thế giới (WHO), Chiến lược toàn cầu nuôi dưỡng trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ nhằm mang lại nhưng nỗ lực mới để thúc đẩy, bảo vệ và hỗ trợ sự nuôi dưỡng trẻ sơ sinh và trẻ em hợp lý cùng với tuần lễ nuôi con bằng sữa mẹ được tổ chức từ ngày 1 đến 7 tháng 8 hàng năm tại hơn 170 quốc gia để khuyến khích việc nuôi con bằng sữa mẹ và cải thiện sức khỏe cho trẻ sơ sinh trên toàn thế giới là những hoạt động tích cực mang lại Quyền sức khỏe cho trẻ em.

 

Chiến lược toàn cầu nuôi dưỡng trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ

Chiến lược toàn cầu nuôi dưỡng trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ (Global Strategy for Infant and Young Child Feeding). WHO cho biết việc nuôi nấng trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ là một nền tảng chăm sóc cơ sở cho sự phát triển thời thơ ấu, trên toàn thế giới có khoảng 30% trẻ em dưới năm tuổi bị còi cọc do nuôi dưỡng kém và bị mắc bệnh lên tục; dù trong bối cảnh thiếu thốn nguồn lực, các thói quen nuôi dưỡng được cải thiện có thể giúp cải thiện năng lượng và dinh dưỡng nạp vào, giúp mang lại tình trạng dinh dưỡng tốt hơn.

WHO, UNICEF

Trong vài thập kỷ qua, bằng chứng về những nhu cầu sinh học về dinh dưỡng hợp lý, các thói quen nuôi dưỡng được khuyến nghị và các nhân tố làm ngăn cản sự nuôi dưỡng hợp lý đã gia tăng đều đặn. Hơn nữa, chúng ta đã học được nhiều điều về các biện pháp can thiệp hiệu quả trong việc thúc đẩy sự nuôi dưỡng hợp lý hơn. Ví dụ, những nghiên cứu gần đây tại Băng-la-desh, Brazil và Mexico đã cho thấy tác động của việc tư vấn, tại những cộng đồng và các dịch vụ y tế, để cải thiện thói quen nuôi dưỡng, ăn uống thực phẩm và sự tăng trưởng. Chiến lược toàn cầu nuôi dưỡng trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ nhằm mang lại nhưng nỗ lực mới để thúc đẩy, bảo vệ và hỗ trợ sự nuôi dưỡng trẻ sơ sinh và trẻ em hợp lý được xây dựng dựa trên các chương trình hành động trước đây, đặc biệt là Tuyên Bố Innocenti (Innocenti Declaration) và chương trình Bệnh viện thân thiện với trẻ em (Baby-friendly Hospital) và nhấn mạnh những nhu cầu của tất cả trẻ em bao gồm những trẻ sống trong những hoàn cảnh khó khăn, như là trẻ sơ sinh của những bà mẹ sống chung với HIV, trẻ sinh thiếu cân và trẻ sơ sinh trong các tình huống khẩn cấp.

Chiến lược này kêu gọi hành động trong các phạm vi sau: Tất cả các chính phủ nên giúp phát triển và tiến hành một chính sách toàn diện về nuôi dưỡng trẻ sơ sinh và trẻ em, trong bối cảnh các chính sách dinh dưỡng, trẻ em và sức khỏe sinh sản quốc gia, và giảm nghèo. Tất cả các bà mẹ nên được tiếp cận với sự hỗ trợ có kinh nghiệm để bắt đầu và duy trì việc nuôi con bằng sữa mẹ hoàn toàn trong 6 tháng và đảm bảo việc cho con tập làm quen đúng lúc với thực phẩm bổ sung an toàn và hợp lý cùng với việc tiếp tục nuôi con bằng sữa mẹ lên tới 2 tuổi hoặc lâu hơn. Các nhân viên y tế nên được trao quyền hành hợp pháp để cung cấp tư vấn nuôi dưỡng hiệu quả, và dịch vụ của họ sẽ được mở rộng trong cộng đồng bởi giáo dân được đào tạo hoặc các tư vấn viên ngang hàng. Các chính phủ nên xem xét sự tiến triển trong việc tiến hành Bộ luật Quốc tế về việc kinh doanh các sản phẩm thay thế sữa mẹ (International Code of Marketing of Breast milk Substitutes) trong nước và xem xét những đạo luật hoặc các biện pháp thêm vào nếu cần để bảo vệ các gia đình chịu tác động có hại của nền kinh tế. Chính phủ nên bàn hành bộ luật giàu sức tưởng tượng bảo vệ quyền lợi nuôi con bằng sữa mẹ của những phụ nữ độ tuổi lao động và thiết lập các biện pháp tuân thủ tương ứng với tiêu chuẩn lao động quốc tế. Chiến lược này không chỉ ghi rõ các trách nhiệm của các chính phủ mà còn là của các tổ chức quốc tế, các tổ chức phi chính phủ và các đảng có liên quan khác. Nó cũng liên quan tới tất cả các bên có liên quan và cung cấp một khuôn khổ cho hành động tăng tốc, liên kiết các khu vực can thiệp có liên quan và sử dụng các nguồn lực có sẵn trong nhiều bộ phận ngành nghề.

Thông tin quan trọng (Key facts)

Mỗi trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ có quyền được cung cấp dinh dưỡng tốt theo Quy định Quyền lợi của trẻ em (Convention o­n the Rights of the Child); thiếu dinh dưỡng có liên quan đến 45% ca tử vong ở trẻ em. Trong năm 2013 trên toàn thế giới, ước tính có 161,5 triệu trẻ em dưới 5 bị còi cọc, 50,8 triệu có cân nặng thấp hơn chỉ số cân nặng theo chiều cao và 41,7 triệu trẻ thừa cân hoặc béo phì; khoảng 36% trẻ sơ sinh từ 0 đến 6 tháng tuổi được nuôi hoàn toàn bằng sữa mẹ; có rất ít trẻ em nhận được sự cân bằng dinh dưỡng và các loại thực phẩm bổ sung an toàn; tại nhiều nước không đến một phần tư trẻ sơ sinh từ 6 đến 23 tháng tuổi đáp ứng tiêu chuẩn đa dạng chế độ ăn uống và việc cho ăn phù hợp với lứa tuổi của chúng; khoảng 800.000 sinh mạng trẻ em có thể được cứu sống mỗi năm trong số nhóm trẻ dưới 5 tuổi, nếu tất cả trẻ em từ 0 đến 23 tháng tuổi được bú sữa mẹ theo cách hợp lý nhất.

Tổng quan (Overview)

Theo ước tính thiếu dinh dưỡng gây ra 3,1 triệu ca tử vong ở trẻ em hàng năm hoặc 45% tất cả số ca tử vong trẻ em; việc nuôi dưỡng trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ là một phạm vi trọng điểm để cải thiện sự sinh tồn của trẻ em và thúc đẩy sự tăng trưởng và phát triển khỏe mạnh, theo đó 2 năm đầu tiên trong cuộc đời một đứa trẻ đặc biệt quan trọng vì dinh dưỡng tối ưu nhất trong quá trình này làm giảm khả năng mắc bệnh và tử vong, giảm nguy cơ các bệnh mãn tính, và thúc đẩy sự phát triển tốt hơn về toàn diện. Việc nuôi con bằng sữa mẹ tối ưu rất quan trọng vì nó có thể cứu sống 800.000 trẻ em dưới năm tuổi hàng năm, WHO và UNICEF khuyến nghị cho con bú sữa mẹ lầu đầu trong vòng 1 giờ sau khi sinh; chỉ nuôi con bằng sữa mẹ trong 6 tháng đầu đời; cho trẻ làm quen với thức ăn dinh dưỡng hợp lý và thức ăn (thể rắn) bổ sung an toàn sau 6 tháng cùng với việc tiếp tục cho bú sữa cho tới tận 2 năm tuổi hoặc lâu hơn. Tuy nhiên, nhiều trẻ sơ sinh và trẻ em không nhận được sự nuôi dưỡng tối ưu chẳng hạn chỉ có khoảng 36% trẻ trong độ tuổi 0-6 tháng trên toàn thế giới được bú sữa mẹ hoàn toàn trong giai đoạn 2007-2014, những khuyến nghị đã được sửa đổi để nhấn mạnh nhu cầu cho trẻ sinh ra từ các bà mẹ nhiễm HIV. Các loại thuốc kháng virus hiện nay cho phép các trẻ em này bú sữa mẹ hoàn toàn cho đến khi sáu tháng tuổi và tiếp tục cho bú đến ít nhất là 12 tháng tuổi và nguy cơ lây nhiễm HIV đã giảm đáng kể.

Đang xem: Chiến lược toàn cầu nuôi dưỡng trẻ sơ sinh và Tuần lễ nuôi con bằng sữa mẹ

0 sản phẩm
0₫
Xem chi tiết
Giỏ Hàng