Chế độ dinh dưỡng thiếu cân bằng và việc bổ sung canxi không đúng cách sẽ làm giảm khả năng hấp thu canxi vào xương, gây nên chứng còi xương và các vấn đề vận động ở trẻ em. Đồng thời tác động tiêu cực tới mật độ khoảng và sức mạnh xương của trẻ trong các giai đoạn từ sơ sinh, trẻ nhỏ, trẻ tiền dậy thì và dậy thì; làm tăng nguy cơ xấp xương, gãy xương ở trẻ... Chăm sóc chủ động và đúng cách cho xương của trẻ ngay hôm nay để luôn vững vàng tương lai!
CẤU TRÚC VÀ VAI TRÒ CỦA HỆ XƯƠNG
1. Tổng quan về xương và xương trẻ em
Hệ xương là một cấu trúc vững chắc bao gồm 206 chiếc, dài ngắn khác nhau, hợp lại tạo thành bộ xương nâng đỡ cơ thể, bảo vệ cho các cơ quan nội tạng khỏi các chấn thương vật lý, đồng thời có nhiệm vụ cung cấp sức mạnh cho toàn bộ cơ thể.
Đặc điểm hệ xương trẻ em
Hệ xương trẻ em được hình thành từ ngay trong giai đoạn bào thai và phát triển mạnh mẽ ở giai đoạn tiền dậy thì và dậy thì.
Đặc điểm quan trọng nhất của hệ xương của trẻ em phát triển chưa hoàn chỉnh, chủ yếu là tổ chức sụn, quá trình tạo xương phát triển dần dẫn và chỉ khi >= 12 tuổi mới có cấu tạo giống như của người lớn.
Cũng chính bởi đặc điểm này nên xương trẻ dễ gãy và tốc độ phát triển, hoàn thiện hệ xương, cũng như khả năng chịu lực, độ ứng chắc... phụ thuộc rất nhiều vào chế độ chăm sóc dinh dưỡng mà trẻ được thụ hưởng.
2. Tổng quan về xương và xương trẻ em
- Hệ xương và sức khỏe vận động
Trong mọi sinh hoạt hàng ngày, hệ cơ - xương- khớp đóng vai trò quyết định đến mức độ và khả năng vận động của mỗi người. Hệ xương phát triển toàn diện sẽ đảm bảo cho sức khỏe vận động trong sinh hoạt, làm việc, vui chơi và các hoạt động thể thao. Sức khỏe vận động vì thế có ảnh hưởng mật thiết đến chất lượng cuộc sống.
Xương và sự phát triển chiều cao của trẻ
1000 ngày đầu đời được Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) nhấn mạnh là giai đoạn vàng phát triển chiều cao và thể chất.
Trẻ có thể tăng 25cm trong năm đầu tiên và 10cm mỗi năm trong 2 năm tiếp theo, nếu được bổ sung dinh dưỡng đúng và đủ cho sự phát triển của xương. Đây là giai đoạn quyết định đến 60% khả năng tăng trưởng chiều cao của trẻ trong tương lai.
NHỮNG VẤN ĐỀ THƯỜNG GẶP Ở TRẺ
- Bệnh còi xương ở trẻ
- Gãy xương do tai nạn và vui chơi
- Loãng xương trẻ em
1. Bệnh còi xương ở trẻ
Còi xương là chứng bệnh khá phổ biến ở trẻ em Việt Nam, nhất là trẻ dưới 3 tuổi. Bệnh tuy dễ phòng ngừa, ngăn chặn nhưng nếu không được phát hiện và điều trị phù hợp sẽ gây hậu quả xấu đến phát triển thể chất, tinh thần và sức khỏe vận động của trẻ. Thậm chí, ở thể nặng, còi xương có thể gây biến dạng xương và tử vong do các bệnh nhiễm khuẩn nhất là viêm phối.
NHỮNG LẦM TƯỞNG
Thông thường, các bà mẹ không biết con mình có mắc chứng còi xương hay không nếu chỉ căn cứ vào cân nặng sau khi sinh. Và cũng chính cân nặng sau sinh nhiều khi lại là yếu tố dễ làm cha mẹ lầm tưởng về tình trạng phát triển xương của con.
Trên thực tế, còi xương hay không ít phụ thuộc vào cân nặng trẻ sau sinh. Thậm chí trẻ nặng cân, mũm mĩm hay dư cân lúc sinh vẫn có thể mắc bệnh còi xương.
Thông tin đáng báo động:
- Tỉ lệ trẻ em (dưới 5 tuổi) bị suy dinh dưỡng thấp còi ở Việt Nam vẫn ở cao trên 24% (2016).
- Hiện cứ 3 trẻ lại có 1 trẻ bị còi xương.
- Ngày càng nhiều trẻ em bụ bẫm, thừa cân - béo phì vẫn bị còi xương.
2. Gãy xương do tai nạn vui chơi
Gãy xương ở trẻ em hoặc gãy xương trẻ em là một tình trạng bệnh lý trong đó xương bị nứt hoặc gãy. Theo thống kê, có khoảng 15% thương tích ở trẻ em là chấn thương do gãy xương. Tỉ lệ gãy xương do tai nạn, vui chơi ngày càng gia tăng ở trẻ em.
Về nguyên nhân của tình trạng này, một phần không nhỏ là do chất lượng xương kém phát triển so với lứa tuổi và thể trọng của trẻ dẫn đến độ cứng chắc, sức mạnh của xương yếu và giảm sức "chịu đựng” trước các ngoại lực tự nhiên. Thậm chí, nhiều trường hợp gãy xương trẻ em là do mắc chứng loãng xương sớm (còn gọi là loãng xương trẻ em).
BẠN CÓ BIẾT?
- Theo một nghiên cứu của tổ chức Kaiser Foundation, trẻ em và thiếu niên sử dụng smartphone và máy tính bảng nhiều gấp 4 đến 5 lần thời lượng cho phép.
- Bên cạnh đó, rất nhiều khảo sát trên thế giới và tại Việt Nam cho thấy tình trạng ít vận động, "nghiện” smartphone, lười tham gia hoạt động ngoài trời có liên quan trực tiếp đến sự kém linh hoạt của các giác quan; giảm kỹ năng vận động, tăng nguy cơ béo phì trẻ em...
- Thực trạng này dẫn đến sự phát triển xương khớp và sức khỏe vận động của trẻ bị ảnh hưởng.
3. Loãng xương ở trẻ em
Chứng loãng xương (osteoporosis) là một bệnh phổ biến về xương trước đây thường được phát hiện ở người lớn tuổi, đặc biệt là phụ nữ tuổi mãn kinh. Tuy nhiên, ngày nay càng có nhiều người trẻ, thậm chí là trẻ em bị loãng xương bởi sự mất cân bằng dinh dưỡng và những hệ lụy từ lối sống công nghiệp, ít vận động.
Xương của trẻ em vốn dĩ chưa được phát triển hoàn thiện nên khi bị loãng xương sẽ dễ bị nứt, gãy hơn. Vị trí bị gãy xương nhiều nhất là ở cổ tay, cột sống, chân và hông.
Loãng xương ở trẻ em rất khó chẩn đoán. Chính vì vậy, một chế độ dinh dưỡng cân bằng cùng giải pháp tăng hấp thụ can xi hiệu quả sẽ là chiến lược đúng cho cha mẹ để dự phòng và ngăn chặn hiệu quả loãng xương, gãy xương và còi xương cho trẻ.
NGUYÊN NHÂN GÂY BỆNH CÒI XƯƠNG
1. Sự thiếu hụt Canxi và vitamin D ở trẻ
Cùng với tế bào xương, Canxi được xem là thành phần khoáng chất chính của xương. Trong cơ thể canxi có vị trí đặc biệt, 98% canxi nằm ở xương và răng, vì vậy canxi rất cần thiết đối với trẻ em có bộ xương đang phát triển.
Trong khi đó, Vitamin D có vai trò rất quan trọng trong quá trình tạo xương ở trẻ em nhờ tác dụng chuyển hoá các chất vô cơ, chủ yếu là can-xi và photpho, Vitamin D làm tăng hấp thu can xi vàphotpho ở ruột, tăng tái hấp thu can xi ở thận, tham gia vào quá trình can xihoá sụn tăng trưởng. Ngoài ra vitamin D còn có vai trò điều hoà nồng độ can xitrong máu luôn ổn định.
Điều gì xảy ra khi cơ thể trẻ thiếu Canxi và vitamin D?
Thiếu canxi và Vitamin D thường là nguyên nhân chủ yếu dẫn đến bệnh còi xương ở trẻ nhỏ. Thiếu canxi, xương sẽ không đảm bảo mật độ khoáng, dẫn đến xốp xương. Trong trường hợp bổ sung đủ Canxi thì việc thiếu Vitamin D cũng vẫn làm giảm hấp thu canxi ở ruột, cơ thể sẽ huy động canxi ở xương vào máu gây rối loạn quá trình khoáng hóa xương, nên gây hậu quả còi xương ở trẻ em, làm trẻ chậm lớn, chậm biết đi, chân vòng kiềng... Nghiêm trọng hơn là loãng xương trẻ em và dễ gẫy xương.
2. Còi xương ở trẻ sơ sinh
Các nghiên cứu cho thấy, Bệnh còi xương thường gặp nhất ở trẻ dưới 3 tuổi và có thể xuất hiện sớm ở trẻ sơ sinh ngay tuần thứ 2 sau khi sinh với những triệu chứng điển hình dưới đây:
Triệu chứng biểu hiện tình trạng hạ canxi máu trong bệnh còi xương:
Trẻ sơ sinh bị còi xương nếu không điều trị, sau vài 3 tuần dần dần sẽ xuất hiện các triệu chứng ở xương như: có thể sờ thấy xương sọ mềm, do tư thế nằm đầu dễ bị méo mó, đầu bẹt phía sau, hoặc một bên. Thóp rộng chậm liền, bờ thóp mềm, đầu to có bướu, răng mọc chậm và men răng rất xấu.
Ở trẻ lớn hơn thường có biến đổi xương lồng ngực, có chuỗi hạt sườn. Các xương chi xuất hiện vòng cổ tay, cổ chân. Các cơ nhẽo làm cho trẻ chậm biết lẫy, bò, ngồi, đứng, đi.
3. Còi xương ở tuổi thiếu niên
Còi xương tuổi thiếu niên cũng là hệ quả của còi xương sơ sinh chưa được điều trị hiệu quả. Bên cạnh đó, nguyên nhân quan trọng là do chế độ dinh dưỡng thiếu cân bằng, nhiều chất đạm, bột, ít chất khoảng.
Song song đó, tình trạng thiếu vitamin D dễ xảy ra ở những trẻ có hội chứng kém hấp thu và các bệnh tiêu chảy kéo dài, nhiễm ký sinh trùng đường ruột, viêm gan tắc mật đều có ảnh hưởng đến hấp thu vitamin D và tăng nguy cơ còi xương tuổi thiếu niên.
GIẢI PHÁP PHÒNG NGỪA VÀ HỖ TRỢ DIỀU TRỊ CÒI XƯƠNG TRẺ EM
- Tăng cường hấp thụ canxi và vitamin D hiệu quả
- Các biện pháp đinh dưỡng và tập luyện để bổ sung canxi và vitamin D
- Phòng ngừa và hỗ trợ điều trị còi xương - gãy xương và loãng xương trẻ em bằng Vitamin K2 thiên nhiên.
1. Tăng cường hấp thụ Canxi và vitamin D hiệu quả
Thông thường, khi trẻ bị còi xương, các bác sĩ điều trị sẽ chỉ định phương pháp điều trị, can thiệp tùy theo mức độ bệnh:
Những trường hợp nhẹ, bác sĩ khuyến cáo chỉ cần cho trẻ phơi nắng đủ thời lượng và phù hợp với lứa tuổi (5-20 phút/ ngày). Đồng thời, cho trẻ bú sữa mẹ hoàn toàn trong 6 tháng đến 1 năm đầu đời.
Những trường hợp còi xương nặng hơn trên cơ địa trẻ nhẹ cân, sinh non hoặc suy dinh dưỡng bào thai... cần được bổ sung Canxi và Vitamin D đường uống. Tuy nhiên, thời gian và liều lượng cần theo chỉ định của bác sỹ để tránh gây ngộ độc vitamin D, tăng canxi máu và vôi hoá mạch máu gây sỏi thận do quá liều canxi.
2. Các biện pháp dinh dưỡng và tập luyện để bổ sung Canxi và vitamin D
3. Phòng ngừa và hỗ trợ điều trị còi xương - gãy xương và loãng xương trẻ em bằng Vitamin K2 thiên nhiên
Chính cơ chế sinh học của Vitamin K2 khi tác động lên các Protein đặc hiệu giúp vận chuyển và tăng cường hấp thu Canxi và Vitamin D vào xương hiệu quả đã đã mở ra một chương mới trong chăm sóc sức khỏe xương, tăng chất lượng xương khớp, hỗ trợ phát triển chiều cao, hỗ trợ điều trị còi xương và phòng ngừa loãng xương sớm ở trẻ em.
Hiện nay, trong ngành chăm sóc sức khỏe và Dược phẩm, Vitamin K2 được sản xuất bằng công nghệ tiên tiến hàng đầu của tập đoàn Natto Pharma - Na Uy dựa trên phương pháp truyền thống “Natto” nguồn gốc Nhật Bản. Natto từ đậu nành lên men là nguồn Vitamin K2 tự nhiên và được mang thương hiệu MenaQ7, một công nghệ độc quyền.